Top 4+ Các Công Nghệ Máy Chiếu & Ứng Dụng

Tại thị trường Việt Nam, bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại hình sản phẩm với mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có số ít trong đó nhận được sự yêu thích từ khách hàng. Máy chiếu có nhiều cách phân loại về mặt công nghệ khác nhau phụ thuộc vào cách nhìn của từng đối tượng. Phổ biến nhất trong đó là cách phân loại các công nghệ máy chiếu như sau.

1. Máy chiếu công nghệ LCD

LCD là cụm từ viết tắt của Liquid Crystal Display – một trong những công nghệ máy chiếu phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ LCD sử dụng trên máy chiếu là tổ hợp  một loạt các hình ảnh với 3 gam màu cơ bản là đỏ, lục và màu xanh dương (RGB). Chúng hoạt động tương tự như các cơ chế đang được sử dụng phổ biến ở trong cách chế tạo hình ảnh và in ấn.

Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD
Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD

Đặc điểm

  • Máy chiếu công nghệ LCD hoạt động chủ yếu dựa vào ánh sáng trắng lúc ban đầu và sẽ được tách thành 3 nguồn ánh sáng đơn sắc cơ bản với 3 tấm LCD độc lập.
  • Nếu bất kỳ điểm ảnh nào trên LCD nằm ở trạng thái đóng thì mọi ánh sáng đều không thể xuyên qua và điểm biểu thị sẽ có màu đen.
  • Tương tự, với những độ sáng khác thì điểm ảnh cũng sẽ thay đổi theo trạng thái mở đó. Khi cả 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh thì sẽ theo thông tin ảnh số, từ đó chúng ta thu được 3 ảnh đơn sắc dựa theo hệ màu RGB. Các điểm này sau đó sẽ được tổng hợp tự nhiên ở trong lăng kính với cơ chế ảnh sáng trước khi chúng xuất hiện ở trên màn chiếu.
  • Công nghệ LCD hiện  đang được áp dụng đối với các thương hiệu lớn nổi tiếng như Panasonic, Sony hay Epson và Hitachi.

Ưu điểm công nghệ

  • Thể hiện được sự phong phú của màu sắc, cho một độ sắc nét vượt trội và chất lượng hoàn hảo. Chúng kết hợp cùng một lúc 3 tông màu cơ bản RGB với nguồn ánh sáng cực mạnh ở mức ổn định không suy giảm.
Những ưu điểm nổi bật
Những ưu điểm nổi bật
  • Liên tiếp chuyển màu một cách mượt mà hơn so với nhiều công nghệ khác hiện có.
  • Độ sắc nét vượt trội, mang đến hiệu quả ánh sáng nhỉnh hơn nhiều so với công nghệ DLP.

Nhược điểm

  • Trong quá trình trình chiếu có thể bị lộ điểm ảnh, màu đen trở nên không thật ở trên hình ảnh.
  • Tuy nhiên, với thế hệ máy chiếu độ phân giải XGA hiện tại, bằng mắt thường chúng ta sẽ rất khó để phân biệt được các điểm ảnh với nhau. Với thế hệ máy D4 mới nhất mà thương hiệu Epson chế tạo thì khoảng phân cách giữa hai điểm LCD đã được điều chỉnh giảm từ 3 micron xuống chỉ còn 25 micron.

Xem thêm: Màn hình tương tác thông minh giá rẻ tôt nhất hiện nay

2. Các công nghệ máy chiếu – Digital Light Processing (DLP)

  • Với một chip DMD có thể tích hợp được hàng trăm ngàn vì gương. Mỗi một vi gương đều sẽ tương ứng với một điểm ảnh. Vì gương sẽ dao động vài trăm lần mỗi giây và có thể thể hiện được chuẩn 1.024 cấp độ xám. Với những hình ảnh 1 màu, 1 bánh quay mầy thì sẽ được đặt giữa nguồn sáng với DMD.
  • Công nghệ LDP có thể sử dụng được bánh quay 4 màu gồm cố đỏ, xanh dương, lục và trắng. Trong quá trình hoạt động các màu này sẽ lần lượt tạo ra và cho xuất 4 ảnh đơn sắc trong cùng một chu kỳ.
DLP - Các công nghệ máy chiếu nổi bật
DLP – Các công nghệ máy chiếu nổi bật
  • Thay vì sự tổng hợp tự nhiên tại thấu kính thì 4 hình ảnh đơn sắc sẽ được ghi nhận lần lượt và tổng hợp ở trong bộ não của con người.

Ưu điểm nổi bật

  • Cấu tạo đơn giản hơn nền kích thước và cấu tạo của thiết bị nhỏ và nhẹ hơn.
  • Nhờ sự xuất hiện của tông màu trắng nên hình ảnh khi tạo ra sáng hơn và có màu trắng rất thuần khiết. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến cho tỷ lệ cân bằng giữa những màu trở nên chênh lệch và sắc độ tông màu cũng bị giảm đi (để khắc phục, bạn có thể sử dụng bánh quay 6 máu hoặc bổ sung thêm màu lục đậm và xanh dương).
  • Màu trắng được loại bỏ và tận dụng bánh quay nhiều máu sẽ giúp cho máy chiếu DLP có màu sắc tươi hơn, phong phú hơn. Tuy nhiên cũng vì vậy mà độ sáng bị giảm xuống, để hình ảnh được tốt nhất thì không gian phòng tối sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Nhược điểm

  • Do đối tượng chuyển động quá nhanh dẫn đến sự xê dịch trong lúc tổng hợp các lớp ảnh đơn sắc diễn ra trong bộ não.
  • Để loại bỏ tình trạng này, máy chiếu DLP được phát triển dựa theo xu hướng sử dụng 3 chip DMD. Tuy nhiên mức giá này khá cao (khoảng hơn 200.000 USD). Một số những thương hiệu sản xuất thiết bị DLP 1 tấm khác vẫn đang tìm cách để tăng tốc độ quay và cải thiện số lượng mày ở trên bánh quay.
  • Chính điều này đã làm phân hóa các dòng máy chiếu DLP: Hướng đến chủ yếu là phòng chiếu phim trong gia đình với bánh quay 6 màu, tốc độ tương ứng 120Hz (khoảng 7.200 vòng quay/phút). Trong khi những loại máy chiếu ứng dụng nghiệp vụ thì vẫn sử dụng thiết bị bánh quay 4 màu với tốc độ trung bình từ 120Hz đến 180Hz.

3. Các công nghệ máy chiếu – LCOS (Liquid Crystal on Silicon)

LCOS là một trong các công nghệ máy chiếu khá đặc biệt. LCOS là giải pháp được kết hợp giữa hai công nghệ máy chiếu LCD và DLP. Ở bên trên lớp đế gương phản chiếu là một lớp phủ thạch anh lỏng. Tương ứng với trạng thái đóng – mở của thạch anh mà các tia sáng nguồn sẽ được phản chiếu trên lớp đế gương đó tạo ra các điểm sáng tối khác nhau.

LCOS  - giải pháp kết hợp hoàn hảo
LCOS  – giải pháp kết hợp hoàn hảo

Bên cạnh đó, việc chế tạo LCOS còn có thể thực hiện ở ngay trên các dây chuyền sản xuất vi mạch bán dẫn nên chi phí sản xuất có phần dễ chịu hơn. Một ưu điểm nổi bật nhất của LCOS chính là chất lượng hình ảnh mượt mà, không bị lộ điểm, vượt trội hơn cả chip DLP Mustang độ phân giải cao (1280×720). Độ sắc nét cũng trội hơn hẳn DLP và máu sắc cũng tự nhiên hơn. Một điểm quan trọng khác là LCOS không gây ra các hiện tượng hoa mắt hay vệt cầu vồng khi xem.

Nhược điểm hiện tại của LCOS chính là độ tương phản chưa được cao. Hiện tại, mức độ này chỉ mới đạt 800:1. Trong khi đó với LCD và DLP thì đã đạt đến mức 6.000:1. Ngoài ra, tuổi thọ của bóng đèn chiếu cũng là một điểm yếu với thời gian sử dụng là 1.500 giờ và chi phí thay thế khá mắc.

Xem thêm: Tham khảo máy chấm công chất lượng nhất tại TFT hiện nay: Máy chấm công

4. Công nghệ LED

Phải thừa nhận rằng, những thiết bị máy chiếu sử dụng công nghệ LED cho người dùng những trải nghiệm cine cực kỳ tốt. Tuy nhiên, thời gian sử dụng bóng đèn của máy cũng là một điều đáng để bận tâm. Thông thường, máy chiếu sẽ có tuổi thọ bóng đèn chiếu rơi vào khoảng 2.000 giờ. Và sau khoảng 1.000 giờ sử dụng thì độ sáng sẽ bị giảm đi chỉ còn 1 nửa so với lúc đầu.

Máy chiếu công nghệ LED có gì nổi bật?
Máy chiếu công nghệ LED có gì nổi bật?

Đã có một vài công nghệ máy chiếu manh nha để thay thế cho UHP truyền thống nhằm mục đích nâng cao độ bền của bóng đèn. Và công nghệ LED thời gian gần đây đã có cho mình những bước tiến khá ổn giúp cho máy chiếu sử dụng đèn LED để thay thế cho UHP truyền thống trở nên khả quan hơn.

Bóng đèn LED không chỉ đơn thuần khắc phục được những khuyết điểm của UHP mà đây đồng thời cũng là ưu điểm vượt trội để khách hàng hướng đến dòng sản phẩm này nhiều hơn.

Hiện tại chúng tôi cung cấp đầy đủ các công nghệ máy chiếu tiên tiến và chất lượng nhất, mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn tối ưu hơn. Với những thông tin cập nhật của các công nghệ máy chiếu hiện đại, hy vọng bạn có thể cập nhật thêm cho mình những kiến thức thực sự bổ ích. Đồng thời, thông qua những nội dung đó bạn có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp nhất.

Kinh doanh 1

Kinh doanh 2

Gọi lại cho tôi

Nhận báo giá