Căn cứ để tính lương là gì? cách tính lương trên excel?

Tính lương hàng tháng là một trong những công việc quen thuộc của người làm kế toán, nhân sự. Tuy nhiên trên thực tế thì còn nhiều bạn kế toán vẫn gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện. Nhất là với những người mới bắt đầu vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm. Học cách tính lương trên excel chuẩn giúp công việc trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Xem thêm:  Máy chấm công vân tay chính hãng giá rẻ

Căn cứ để tính lương

Để xác định được bảng lương của nhân sự, bạn cần phải tổng hợp các số liệu sau:

  • Bảng chấm công, phiếu xác nhận hoàn thành công việc, giấy xin nghỉ phép (nếu có)
  • Hợp đồng lao động đã được ký kết
  • Mức lương tối thiểu vùng được quy định gần nhất. Đây là mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
  • Kê khai các khoản thu nhập có chịu thuế và không chịu thuế TNCN
  • Tính toán được mức thuế TNCN phải nộp
  • Mức đóng BHXH
  • Tỷ lệ trích đóng BHXH mà doanh nghiệp chịu và trích trừ vào lương người lao động. Căn cứ vào tỷ lệ này để xác định số tiền đóng bảo hiểm.
  • Quy chế thưởng phạt của doanh nghiệp

Hướng dẫn cách tính lương trên excel

Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính lương trên excel chính xác, đơn giản. Đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí cần thiết.

Tính lương trên Excel
Tính lương trên Excel

Các chỉ tiêu trong bảng thang lương

Để việc tính lương chính xác, trước tiên bạn cần hiểu rõ về các chỉ tiêu cơ bản có trong bảng lương.

Lương cơ bản

Đây là mức lương thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp. Trên hợp đồng lao động được ký kết sẽ hiển thị số tiền này. Lương cơ bản còn được dùng làm căn cứ để đóng các khoản bảo hiểm. Chiếu theo mức lương tối thiểu vùng, lương cơ bản được không được thấp hơn.

>>>> Xem thêm: Máy chiếu – Thiết bị máy chiếu chính hãng 

Lương công việc

Lương công việc có thể hiểu là mức lương thực trả cho một tháng làm việc. Thường thì mức lương này sẽ cao hơn so với lương cơ bản. Do được cộng thêm các khoản phụ cấp như: trách nhiệm, thâm niên, năng lực … Cùng các khoản hỗ trợ thêm trong quá trình làm việc như tiền ăn trưa, ăn ca, tiền công tác phí, tiền điện thoại, xăng xe đi lại…

Ngày công thực tế

Đây là những ngày trong tháng mà người lao động đi làm thực tế. Ngày công thực tế thể hiện rõ nhất qua bảng chấm công. Dựa vào ngày công thực tế sẽ tính được lương thực lĩnh của mỗi người.

Các khoản giảm trừ theo lương

Được hiểu là khoản trích từ lương của người lao động để tham gia đóng bảo hiểm. Cụ thể các khoản đóng được quy định như sau:

Các khoản trích từ lương

Trích từ doanh nghiệp Trích từ lương người lao động

Bảo hiểm xã hội
(BHXH)

17,5%

8%

Bảo hiểm y tế
(BHYT)
3%

1,5%

Bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN)
1%

1%

Kinh phí công đoàn
(KPCĐ)
2%

Tổng cộng 23,5%

10,5%

Thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân sẽ trừ vào lương của người lao động. Đối với những cá nhân ký hợp đồng trên 3 tháng thì bạn dùng cách tính lũy tiến từng phần. Trường hợp với nhân viên thử việc, người lao động thời vụ hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì khấu trừ 10% trên tổng lương.

Để tránh nhầm lẫn, cách tốt nhất là bạn nên tính phần thuế TNCN này sang bảng riêng. Sau đó điền vào bảng lương chính.

Cách tính lương

Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán tiền lương

Dựa theo bảng mẫu ở trên, bạn tính lần lượt từ lương tháng (lương thực tế) đến tổng lương và lương thực lĩnh.

Lương tháng (lương thực tế)

Có 2 cách để tính ra được lương thực tế của người lao động. Tùy vào quy định của từng doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn công thức tính sao cho phù hợp.

  • Cách 1: Lương tháng = lương HĐ tháng/ ngày công chính của tháng x số ngày thực tế đi làm
  • Cách 2: Lương tháng = lương HĐ tháng/ 26 (hoặc 24) x số ngày đi làm thực tế

Lưu ý tiền lương ngày để trả cho 1 ngày làm việc của người lao động. Số tiền này được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho sô ngày đi làm trong tháng. Ngày công trên thực tế có 24 hoặc 26 ngày tùy vào mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng quy định tối đa không quá 26 ngày.

Tổng lương

Được tính theo công thức: Tổng lương = lương thực tế + phụ cấp

Với các khoản trích trừ từ lương, chính là khoản trích ra để đóng bảo hiểm. Bạn lấy số lương cơ bản nhân với các tỷ lệ đóng bảo hiểm đã quy định.

Lương thực lĩnh

Đây là số tiền mà người lao động sẽ nhận được. Sau khi đã giảm trừ các khoản vào lương.

Lương thực lĩnh = Tổng lương – các khoản trích trừ – Thuế TNCN (nếu có)

Mẫu bảng tổng kết lương hàng tháng
Mẫu bảng tổng kết lương hàng tháng

Bảng lương sau khi hoàn thành, bạn cần mang đến cho giám đốc hoặc người phụ trách cấp cap ký nhận. Lưu ý là là bảng lương được coi là hợp lệ và đúng quy định khi có được tất cả chữ ký của doanh nghiệp và người lao động. Chứng minh việc doanh nghiệp đã trả đúng và đủ số tiền cho công sức lao động trong tháng của nhân viên.

Trường hợp doanh nghiệp có lương làm thêm giờ, tăng ca hoặc đi làm ngày lễ… Thì khi tính lương cần cộng thêm khoản này nữa. Theo quy định hiện tại thì:

  • Lương làm ngoài giờ ngày trong tuần được tính lên 150%
  • Đi làm vào ngày nghỉ cuối tuần: 200%
  • Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương: 300%

Mong rằng qua hướng dẫn cách tính lương trên excel, bạn đã phần nào có thêm kiến thức để làm việc. Với việc tính lương bạn cần hết sức cẩn thận, làm thật chi tiết và tỉ mỉ để đảm bảo tính chính xác. Chúc bạn sẽ luôn hoàn thành tốt công việc của mình! Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TFT

TRỤ SỞ CHÍNH TP.HCM

  • Số 84/11A Đường Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. HCM
     Hotline: 0909 014 386

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

CHI NHÁNH HÀ Nội

Kinh doanh 1

Kinh doanh 2

Gọi lại cho tôi

Nhận báo giá