Bộ lưu điện là gì? Cấu tạo bộ lưu điện UPS ra sao? Phân loại bộ lưu điện như thế nào? Đây luôn là những câu hỏi lọt Top lượng tìm kiếm cao trên các website, diễn đàn chia sẻ thông tin. Vậy nếu bạn cũng đang tìm lời giải đáp cho chủ đề này thì hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ngay bây giờ.
Bộ lưu điện UPS là gì?
Có thể nói bộ lưu điện ngày nay đang được sử dụng ngày càng trở nên phổ biến hơn hẳn. Hầu như có thể bắt gặp được bộ lưu điện ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng hiểu rõ về bộ lưu điện UPS. Vậy trên thực tế bộ lưu điện UPS là gì?
Định nghĩa bộ lưu điện UPS
UPS là viết tắt của “Uninterruptible Power Supply”. Đây là thiết bị tiên tiến có thể dễ dàng cung cấp điện năng trong khoảng thời gian. Thời gian này tương ứng với công suất giới hạn của UPS. Từ đó giúp các thiết bị khác có thể hoạt động ổn định mà không bị trục trặc khi nguồn điện gặp sự cố.
Thông thường thời gian cấp điện dự phòng có thể đủ tắt an toàn mà không làm mất dữ liệu. Hoặc thời gian ấy cũng đủ dài hơn để giữ tải đến khi máy phát điện hoạt động. Trong trường hợp nguồn điện trặc trặc, xung đột biến điện, giảm áp UPS sẽ cung cấp điện ổn định. Đồng thời hạn chế cho các thiết bị CNTT nhạy cảm.
>>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Máy chấm công vân tay chính hãng giá tốt
Vì sao nên dùng bộ lưu điện UPS
Có thể nói hệ thống lưu trữ, máy chủ hay thiết bị mạng đều khá nhạy cảm và dễ hư hỏng khi điện năng không ổn định. Việc mất điện trong thời gian ngắn cũng đủ để các thiết bị rơi vào tình trạng ngưng hoạt động. Có khi thời gian ngưng đọng ấy sẽ kéo dài từ 15 phút đến nhiều giờ. Từ đó gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên một khi sử dụng bộ lưu điện những vấn đề ấy sẽ được giải quyết. Bởi bộ lưu điện có thể cung cấp điện năng ổn định khi nguồn điện trực trặc. Đặc biệt chúng còn giúp dự phòng nguồn điện vừa cung cấp điện năng vừa giảm thiểu chi phí năng lượng cho hệ thống. Nhất là trong trường hợp điện lưới quy định 220V, điện áp thực tế từ 198 – 242V và mạng lưới điện chưa đảm bảo,…
Xem thêm: Máy chiếu – Thiết bị máy chiếu chính hãng tại HCM
Cấu tạo bộ lưu điện UPS
Cấu tạo bộ lưu điện UPS có thể nói là vô cùng phức tạp. Bởi bộ lưu điện được làm nên từ nhiều linh kiện thiết bị khác nhau. Tuy nhiên dù thế nào thì toàn bộ thiết bị cũng được chia thành 2 phân khúc cấu tạo. Bao gồm cấu tạo bên ngoài và bên trong. Mỗi một phân khúc sẽ có những cấu tạo riêng biệt cụ thể như sau:
Cấu tạo bên ngoài của bộ lưu điện UPS
Cấu tạo bộ lưu điện UPS bên ngoài khá đơn giản. Để người dùng dễ nhận dạng nhất thì các sản phẩm đa số sẽ mang vẻ ngoài có tông màu tối. Đó có thể là màu đen huyền bí. Điều này sẽ giúp cho máy có độ che phủ bụi bẩn tốt nhất.
Phần vỏ của bộ lưu điện làm từ nhựa cao cấp. Chúng có đặc điểm là cứng cáp và hơi dai. Đây là phần bảo vệ toàn bộ kết cấu vi mạch điện tử bên trong dưới những tác động từ bên ngoài.
Bên cạnh đó bên ngoài bộ lưu điện còn tích hợp màn hình LCD. Màn hình này hiển thị nhiều thông số khác nhau giúp người dùng dễ dàng sử dụng. Nhất là có thể điều chỉnh công suất sử dụng sao cho phù hợp. Trong đó chẳng hạn như dung lượng pin, công suất tiêu thụ, tần số,…
Ngoài ra bên ngoài bộ lưu điện còn tích hợp các bàn phím chức năng. Bàn phím thiết kế đơn giản, dễ dàng tránh ấn sai giây gây ra nhiều hậu quả về sau.
Cấu tạo bên trong của bộ điện lưu
Cấu tạo bộ lưu điện UPS bên trong có phần phức tạp hơn nhiều so với bên ngoài. Bởi đây chính là bộ nguồn vận hành của toàn bộ UPS. Nơi đây sẽ hội tụ đầy đủ nhiều bộ phận nhỏ lẻ hợp thành. Mỗi bộ phận mang trong mình một chức năng riêng với nguyên lý hoạt động khác nhau. Trong đó chẳng hạn như các bộ phận chính:
- Bình acquy
- Bộ biến đổi
- Bộ chuyển mạch
- Cuộn chắn động điện
- Thiết bị dự trữ năng lượng
- Động cơ
- Công tắc đường rẽ bảo vệ
- Mạch biến áp cách ly phân phối
- …
Phân loại bộ lưu điện UPS
UPS hoạt động bằng cách biến đổi điện áp 1 chiều về xoay chiều. Dựa vào nguyên tắc vận hành UPS sẽ được phân chia thành 2 dòng sản phẩm phổ biến nhất. Trong đó bao gồm UPS Offline và UPS Online. Riêng UPS Offline còn chia thành 2 loại khác. Đó là UPS Offline tiêu chuẩn tiếp đến là UPS cải tiến Line Interactive. Cụ thể:
- Dòng Offline: Đây là dòng sản phẩm được dùng nhiều nhất với tính tiện lợi và giá thành hợp lý. Tuy nhiên dòng máy này hạn chế là chưa có chức năng ổn áp. Thời gian máy chuyển mạch phải mất từ 2 đến 10 phút.
- Dòng Online: Dòng sản phẩm giúp loại bỏ sự cố điện lưới do điện áp đầu vào và ra. Sản phẩm có thể hoạt động liên tục với độ an toàn cao và thời gian chuyển mạch nhanh.
- Bộ lưu điện cải tiến Line Interactive: Dòng sản phẩm này có thể khắc phục được những nhược điểm của các dòng khác. Hơn thế nữa sản phẩm còn tích hợp thêm chức năng ổn áp, tự động chuyển nấc đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Có thể khẳng định rằng nếu không phải là người chuyên môn rất khó để hiểu rõ cấu tạo bộ lưu điện UPS. Tuy nhiên hy vọng rằng dựa vào những thông tin tham khảo bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn.
CEO & Founder tại Công ty TFT, là người tham vấn chuyên môn và kiểm duyệt nội dung tại website: https://tft.vn/, nơi cung cấp thông tin giúp khách hàng nắm dõ hơn về sản phẩm dịch vụ tại TFT, hướng dẫn khách hàng cách sử dụng vận hành hiệu quả các giải pháp TFT cung cấp.