Bảng chấm công là một phần không thể thiếu trong hệ thống hoạt động của một doanh nghiệp. Nó đóng vai trò giúp doanh nghiệp tính công, lương, thưởng cho các thành viên một cách hiệu quả và minh bạch nhất. Chính vì vậy mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 đã được Bộ Tài Chính ban hành để hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức.
>>> Nội dung cùng chủ đề: Máy chấm công vân tay chính hãng giá tốt
Giới thiệu về mẫu bảng chấm công được ban hành theo thông tư 133
Mẫu bảng chấm công mà chúng ta đang nhắc tới là mẫu bảng được ban hành bởi Bộ Tài Chính. Về thời gian cụ thể, nó được ban hành theo thông tư số 133/2016/ TT – BTC ngày 26/8/2016.
Mẫu bảng chấm công này được thiết kế với đầy đủ nội dung chấm công, chữ ký xác nhận và phần quy ước viết tắt. Nó hoàn toàn đáp ứng tính quy củ, hệ thống, tính đầy đủ, minh bạch mà việc chấm công đòi hỏi. Chính vì thế mọi doanh nghiệp, tổ chức đều có thể tham khảo và sử dụng.
Nội dung của mẫu bảng chấm công theo thông tư 133
Sau khi tìm hiểu qua về bảng mẫu chấm công theo thông tư 133, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể nội dung của nó.
Nội dung thứ nhất: Bảng biểu điền thông tin
Về cơ bản, nội dung chính của bảng mẫu này gồm có 5 cột để ghi mọi thông tin cần thiết cho việc chấm công.
Xem thêm: Máy chiếu – Thiết bị máy chiếu chính hãng giá rẻ
Các cột này bao gồm:
Cột ghi số thứ tự
Cột ghi số thứ tự là cột được thiết lập đầu tiên để ghi các số thứ tự từ 1 đến vô hạn. Số thứ tự cuối cùng chính là con số tổng các thành viên trong doanh nghiệp. Các số đánh dấu trong cột này sẽ tương ứng với các thành viên, nhân viên có trong tổ chức.
Việc ghi số thứ tự sẽ giúp việc tìm kiếm và kiểm tra thông tin trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp đảm bảo tính khoa học cho bảng chấm công.
Cột ghi Họ và tên
Họ và tên là một phần nội dung không thể thiếu trong bảng chấm công. Họ tên đại diện cho một cá nhân và nếu không ghi họ tên, việc theo dõi và chấm công, tính lương không thể diễn ra.
Họ và tên thường được ghi theo một thứ tự sắp xếp nhất định để dễ dàng quản lý và kiểm tra. Đó có thể là thứ tự theo bảng chữ cái A, B, C,… . Đôi khi , có doanh nghiệp sắp xếp thứ tự họ tên theo thứ tự chức vụ hoạt động của họ.
Cột thứ ba ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ
Thông tin này được sử dụng trong bảng chấm công để làm cơ sở cho việc:
- Phân biệt các thành viên có cùng họ tên trong một doanh nghiệp
- Tính tổng công một cách chính xác, minh bạch
Cột thứ tư ghi ngày trong tháng
Cột thứ tư này sẽ được chia làm 31 cột nhỏ. 31 cột này sẽ tương ứng với các ngày trong tháng. Khoảng trống cột này được dùng thể theo dõi các ngày công của nhân viên. Nếu hôm nào nhân viên đi làm, tăng ca, nghỉ phép,… thì tất cả thông tin sẽ được ghi đầy đủ vào cột đó.
Cột thứ năm ghi thông tin: quy ra công
Sau khi thu thập đủ thông tin ở 4 cột trước đó, cột 5 sẽ là cột tiến hành tính công. Ở cột này, sẽ có 5 nội dung mà người chấm công phải điền đầy đủ. Các nội dung này chính là:
- Tổng số công hưởng lương sản phẩm trong tháng của nhân viên
- Tổng số công hưởng lương thời gian trong tháng của nhân viên
- Tổng số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương trong tháng
- Tổng số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng …% lương trong tháng
- Tổng số công hưởng bảo hiểm y tế
Nội dung thứ 2: Ký xác nhận
Sau khi nội dung chấm công được hoàn tất, bước tiếp theo bảng chấm công yêu cầu là ý xác nhận. Theo đó, những người cần ký xác nhận bao gồm: Người chấm công, Bộ phận phụ trách và người duyệt. Mọi ô trống cần ký đều phải ký và ghi rõ họ tên. Ngoài ra, ngày tháng, năm ký xác nhận cũng cần được ghi đầy đủ, chính xác. Như vậy thì bảng chấm công mới minh bạch và có hiệu lực.
Nội dung thứ 3: Ký hiệu chấm công
Nội dung này chính là phần chỉ dẫn để người chấm công thực hiện ghi đúng nội dung. Các ký hiệu này cần được sử dụng một cách chính xác để đảm bảo tính chính xác cho bảng chấm công. Các ký hiệu bao gồm:
- Lương sản phẩm: SP
- Lương thời gian: +
- Ốm, điều dưỡng: Ô
- Con ốm: Cô
- Thai sản: TS
- Tai nạn: T
- Nghỉ phép: P
- Hội nghị học tập: H
- Nghỉ bù: NB
- Nghỉ không lương: KL
- Ngừng việc: N
- Lao động nghĩa vụ: LĐ.
Trên đây là tất cả nội dung có trong mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 cho bạn đọc tham khảo. Bạn có thể tải mẫu bảng này về và in ra để sử dụng. Hoặc nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng bảng chấm công trên excel thì bạn cũng có thể tìm kiếm mẫu chấm công này dạng excel rồi download về là được nhé.
CEO & Founder tại Công ty TFT, là người tham vấn chuyên môn và kiểm duyệt nội dung tại website: https://tft.vn/, nơi cung cấp thông tin giúp khách hàng nắm dõ hơn về sản phẩm dịch vụ tại TFT, hướng dẫn khách hàng cách sử dụng vận hành hiệu quả các giải pháp TFT cung cấp.