Hiện nay “máy chiếu là gì” có lẽ không còn là vấn đề quá xa lạ nữa. Đặc biệt khi gần đây nhu cầu nằm giường xem phim bằng máy chiếu ngày càng gia tăng. Bởi những chiếu màn hình TV hay laptop thường bé so với nhu cầu xem hình ảnh lớn của người dùng. Bởi vậy nhu cầu tìm mua máy chiếu gia tăng hơn. Tuy nhiên, nếu được hỏi về bản chất của máy chiếu thì không phải ai cũng biết.
Máy chiếu là gì?
Máy Chiếu hay còn gọi dưới tên chuyên nghiệp là Projector. Chúng là một thiết bị bao gồm bộ phận có khả năng phát ra ánh sáng với công suất lớn. Ánh sáng được đi qua hệ thống xử lý trung gian để tạo ra hình ảnh trên màn chắn sáng giúp người đối diện có thể xem bằng mắt thường.
Máy chiếu được thiết kế gồm các bộ phận quan trọng như: máy chiếu, màn chiếu, giá treo, Cable tín hiệu VGA – HDMI, bút trình chiếu và bộ chia tín hiệu.
Xem thêm: Lựa chọn một máy chấm công giá rẻ, chất lượng phù hợp nhất tại TFT
Máy chiếu dùng để làm gì?
Máy chiếu ngày nay được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Chúng đáp ứng nhu cầu con người trong công việc để mang lại hiệu suất làm việc cao hơn. Ngay cả trên giảng đường, máy chiếu cũng được tận dụng tối đa. Các ứng dụng phổ biến của máy chiếu đó là:
- Trình chiếu bài giảng, thuyết trình trên trường học, phục vụ công tác cho ngành giáo dục.
- Dùng chiếu trong các văn phòng
- Chiếu hình ảnh, video tại các sự kiện
- Sử dụng trong các hội thảo và hội nghị lớn.
- Dùng trong các rạp chiếu phim, giải trí.
- Dùng chiếu phim xem tại nhà
- Ứng dụng giải trí, chơi game cho giới trẻ…
Xem thêm: Màn hình tương tác thông minh chất lượng, giá rẻ nhất thị trường tại TFT
Phân loại máy chiếu theo công nghệ
Sau khi hiểu được máy chiếu là gì, chúng ta cùng khám phá các loại máy chiếu được ưa chuộng hiện nay.
Máy chiếu công nghệ LCD
Máy chiếu LCD dựa trên nguyên lý tổng hợp 3 màu cơ bản: đỏ, xanh dương, và màu lục. Các gam màu này được dùng khá tương tự với cơ chế màu trong lĩnh vực in ấn.
Đặc điểm
Với dòng máy chiếu công nghệ LCD, nguồn sáng trắng thời điểm đầu sẽ được phân tách theo 3 nguồn sáng đơn sắc: đỏ, xanh dương và lục. Toàn bộ được dẫn tới 3 tấm LCD độc lập. Trong trường hợp điểm ảnh nằm trên tấm LCD đóng, ánh sáng không thể xuyên qua được. Lúc này điểm ảnh biểu diễn là màu đen khi chiếu trên màn hình.
Độ sáng của điểm ảnh sẽ biến đổi tương thích cùng trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Thông tin ảnh số sẽ chi phối việc điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh. Kết quả thu được là 3 ảnh đơn sắc hệ màu RGB. Toàn bộ sẽ được tổng hợp theo cách tự nhiên nhất thuộc 1 lăng kính với cơ chế ánh sáng trước thời điểm xuất lên màn chiếu. Công nghệ LCD được ứng dụng trên các dòng máy sau:
Ưu điểm của máy chiếu LCD
- Công nghệ LCD cho hiệu quả ánh sáng cao hơn công nghệ DLP.
- Có khuynh hướng bão hòa màu chất lượng tốt hơn. Độ bão hòa màu cao khiến cho mắt nhìn máy chiếu trong thời gian dài sẽ thấy toàn bộ sáng hơn.
- Màu sắc và hình ảnh trình chiếu sáng và sắc nét hơn.
Ưu điểm của dòng máy chiếu công nghệ LCD thể hiện ở yếu tố đa dạng và sắc độ màu. Hình ảnh chiếu ra rất đẹp, chân thực, rõ ràng. Độ sáng và tương phản cao. Nguồn sáng ổn định cộng thêm dó là tổ hợp 3 màu RGB, máy kết cấu 3 chip giúp tái hiện lại màu sắc khá phong phú và xuất sắc. Sự chuyển tiếp màu mượt hơn hẳn công nghệ DLP 1 chíp. Hơn nữa, độ sáng Ansi LCD luôn nhỉnh hơn hẳn DLP.
Nhược điểm
- Cấu tạo của máy khá lớn. Ngoài ra, thành phần lắp ráp bên trong phức tạp và đa dạng hơn hẳn DLP.
- Nếu dùng máy chiếu LCD lâu dài có thể khiến tấm kính dễ bị hỏng. Phí thay thế tấm kính này khá đắt đỏ.
Tóm lại nhược điểm của dòng máy chiếu công nghệ LCD thể hiện rõ rệt khi chiếu phim. Chúng thường là lộ điểm ảnh và màu đen không chân thực. Mặc dù vậy, hệ máy chiếu phân giải XGA ở thời điểm hiện tại bạn khó phân biệt được điểm ảnh bằng mắt.
Máy chiếu công nghệ DLP
Quá trình tìm hiểu máy chiếu là gì, bạn sẽ được tiếp cận dòng máy chiếu công nghệ DLP. Đây là dòng sản phẩm độc quyền được phát triển bởi Texas Instruments vào năm 1997. Máy ứng dụng gương để phản chiếu hình ảnh.
Đặc điểm
Máy được cấu tạo bởi chip DMD tích hợp vô vàn vi gương. Mỗi vi gương sẽ là một điểm ảnh. Gương có chỉ số dao động hàng lần trong 1 giây. Cấp độ xám lên đến 1024 khá ấn tượng.
Hình ảnh màu được hiện lên nhờ 1 bánh quay màu đặt vị trí giữa nguồn sáng và DMD. Ở hiện tại, hệ thống ứng dụng bánh quay 4 màu gồm: đỏ, xanh dương, trắng và lục. Chúng sẽ tạo ra 4 ảnh đơn sắc tương ứng trong 1 chu kỳ. Thay vì quá trình tổng hợp một cách tự nhiên ở thấu kính, 4 hình ảnh đơn sắc này sẽ ghi nhận và được tổng hợp ở bộ não người. Các dòng máy chiếu ứng dụng công nghệ DLP như:
- Máy chiếu Benq
- NEC
- Viewsonic
- Infocus
- Optoma,…
Ưu điểm
- Hình ảnh được tạo ra rất mượt, không lộ rõ điểm ảnh. Hơn nữa, độ tương phản cao. Hiện tượng lệch hội tụ không xảy ra giống như công nghệ LCD.
- Cấu tạo của máy công nghệ DLP rất đơn giản. Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ di chuyển.
- Độ bền của bóng đèn cao hơn dòng máy công nghệ LCD.
Dòng máy chiếu công nghệ DLP có bổ sung thêm màu trắng vào bánh quay màu. Vì vậy hình ảnh sáng hơn và sở hữu màu trắng tinh khôi và rất thuần khiết. Nhưng vì điểm này mà sự cân bằng của hệ màu có sự chênh lệch. Sắc độ màu biển diễn bị giảm.
Vấn đề trên được khắc phục với bánh quay 6 màu. Cùng với đó là bổ sung thêm một số gam màu đó là xanh dương đậm và lục đậm. Màu trắng được loại bỏ và sử dụng bánh quay nhiều màu đậm là căn nguyên giúp máy chiếu DLP sở hữu màu tươi sáng và phong phú hơn. Tuy nhiên độ sáng lại bị giảm xuống. Vì vậy, khi xem phim bằng máy chiếu công nghệ DLP này cần ở trong không gian tối.
Nhược điểm
Máy công nghệ DLP thể hiện độ bão hòa thấp hơn máy LCD. Ngoài ra, công nghệ DLP có hiệu ứng cầu vồng. Hiểu rõ hơn đó là xuất hiện một vệt sáng tựa cầu vồng lóe lên sau vật thể sáng. Hầu hết tình huống này xảy ra khi bạn nhìn từ cạnh này đến cạnh kia màn hình hoặc khi hình ảnh được xuất chiếu rồi nhìn vào vật thể thật ở ngoài. Tuy vậy không phải ai cũng nhìn được sự cố này nếu họ thường bị nhức đầu hoặc hoa mắt.
Máy chiếu công nghệ DLP còn có hiệu ứng vầng hào quang. Hiểu đơn giản là lộ sáng. Nếu bạn dùng máy chiếu tại nhà sẽ cảm thấy khó chịu. Chúng chính là một dải xám xuất hiện quanh rìa hình ảnh. Nguyên do là ánh sáng lệch bị bật ra rồi đụng trúng cạnh của tấm gương nhỏ trên chip DLP. Nhưng nếu bạn thay chip DLP mới thì không còn hiện tượng này nữa. Lỗi này được khắc phục bằng giải pháp tăng đường biên thêm vài inch quanh màn ảnh. Lúc này hiện tượng lộ sáng sẽ di chuyển ở trên những đường biên.
Lưu ý về thông số kỹ thuật khi lựa chọn máy chiếu
Ngoài hiểu máy chiếu là gì bạn cần nắm rõ các thông số kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy chiếu. Các thông số này bao gồm:
Cường độ sáng
Bạn nên biết rằng độ sáng của hình ảnh được đo bằng Ansi Lumens. Chỉ số này chi phối đến độ sáng của ảnh chiếu ra. Điển hình chúng càng cao thì máy chiếu càng sáng.
Trong quá trình mua để lựa chọn được máy chiếu tốt cần căn cứ vào số lượng người và không gian, kích thước của phòng trình chiếu: phòng họp, phòng học,… Độ sáng được quyết định từ đây.
Đa phần cường độ sáng của máy chiếu sẽ luôn ở mức dao động tầm 2200 – 7000 Ansi. Đây là lý do bạn nên lựa chọn mua những model máy chiếu đơn giản.
Độ phân giải
Độ phân giải ở đây được hiểu đơn giản là tỷ lệ điểm ảnh Pixel hiển thị trên màn hình máy chiếu. Chất lượng hình ảnh khi chieeus được đảm bảo nhờ cách đưa ra tỉ lệ chuẩn về độ phân giải. Một vài độ phân giải hiện nay gồm: VGA, XGA ( 1024X768 ), SXGA ( 1280X1024 ), SVGA ( 800X600 ), UXGA 9 1600X1200 ), HD, FULL HD,…
Độ tương phản
Độ tương phản thể hiện tỷ lệ giữa vùng sáng nhất so với vùng tối nhất của hình ảnh do máy chiếu tạo ra. Và những bước trạng thái hay Step (3.000:1 hoặc 1000:1) chính là khoảng cách giữa 2 vùng sáng nhất và vùng tối nhất của hình ảnh.
Máy chiếu dữ liệu có độ tương phản thấp nhất là 400:1. Voi dòng máy chiếu phim độ tương phản lên tới 50000.
Khả năng kết nối
Ngoài 3 yếu tố cơ bản như trên, bạn cần lưu tâm đến khả năng kết nối. Đây là một tiêu chí kỹ thuật khá quan trọng quyết định đến độ mượt khi trình chiếu. Bạn nên chọn dòng máy thiết kế cổng kết nối: AV, VGA, HDMI, …. Chất lượng hơn nữa sẽ là dòng máy kết nối cổng USB, Wifi, mạng LAN…
Tuổi thọ bóng đèn
Mỗi dòng máy chiếu sẽ gắn với dòng bóng đèn không giống nhau. Chúng chỉ dùng được trong 1 khoảng thời gian sau đó cần thay thế. Giá của bóng đèn máy chiếu thường rất cao. Vì vậy, bạn nên tìm mua bóng đèn máy chiếu có giá phải chăng, phù hợp.
Với lượng kiến thức cơ bản trên, hy vọng bạn đã hiểu cặn kẽ hơn về máy chiếu là gì? Ngoài ra bạn cũng biết cách lựa chọn máy chiếu chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn cần sự tư vấn nên chọn dòng máy chiếu nào, hãy liên hệ tới website: tft.vn.
CEO & Founder tại Công ty TFT, là người tham vấn chuyên môn và kiểm duyệt nội dung tại website: https://tft.vn/, nơi cung cấp thông tin giúp khách hàng nắm dõ hơn về sản phẩm dịch vụ tại TFT, hướng dẫn khách hàng cách sử dụng vận hành hiệu quả các giải pháp TFT cung cấp.