Quản lý nhân viên cấp dưới: kỹ năng lãnh đạo ai cũng cần có

Một người sếp giỏi, có tài lãnh đạo tốt nhân viên cấp dưới chính là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại của công ty. Tuy nhiên, việc có thể khiến nhân viên của mình “tâm phục khẩu phục” không phải là điều dễ dàng. Trong xã hội, mỗi người đều có một cá tính, một tính cách riêng, không ai là giống ai cả. Điều này sẽ trở nên khó khăn đối với các nhà lãnh đạo muốn quản lý tốt nhân sự của mình. Nếu như bạn đang đau đầu với vấn đề này, cùng tham khảo bài viết nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới sau đây nhé.

Làm sao để có thể quản lý tốt cấp dưới của mình?
Làm sao để có thể quản lý tốt cấp dưới của mình?

Vai trò của kỹ năng quản lý nhân viên cấp dưới

Có thể thấy trên các trang công cụ tìm kiếm, các từ khóa như “nghệ thuật quản lý nhân viên”, “nghe thuat quan ly nhan vien” luôn luôn chiếm một lượng lớn người truy cập tìm kiếm. Tuy nhiên không có nhiều bài viết trong số chúng thực sự hiệu quả và hữu ích.

Mọi người luôn luôn tìm giải pháp để có thể quản lý nhân viên tốt hơn, bởi lẽ cũng vì lợi ích và vai trò mà nó đem lại. Thực tế, khi nắm được chìa khóa quản trị nhân sự, nó sẽ là bàn đạp giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp và được các nhà lãnh đạo cấp cao trọng dụng.

>>> Xem thêm: Máy chấm công – Máy chấm công vân tay, thẻ từ giá rẻ

Một người có thể quản lý nhân viên tốt, tức là người có khả năng dung hòa các yếu tố về con người và kế hoạch, chiến lược. Đây như là một chìa khóa để có thể vận hành tốt công ty. Nó giúp công ty phát triển đúng hướng, thúc đẩy kinh tế cũng như quy mô của doanh nghiệp.

Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới

Chính vì yếu tố con người là yếu tố vô lường, khó đoán, nên nó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều tình huống oái oăm ở chốn công sở. Bài toán về nhân sự vốn dĩ vẫn là một bài toán hóc búa mà mỗi nhà lãnh đạo đều phải trải qua. Dưới đây là một vài nghệ thuật mà bạn có thể học hỏi và áp dụng trong đời sống thực tế của mình:

Nghệ thuật “tấm gương tốt”

Bạn không thể đòi hỏi nhân viên của mình là một nhân viên tốt khi bạn không phải là một nhà lãnh đạo gương mẫu. Làm thế nào mà một người sếp luôn đi làm trễ mà nhân viên của họ lại luôn ngay ngắn, nghiêm chỉnh ngồi vào bàn làm việc đúng giờ được? Bạn nên nhận thức rõ, trong công ty thì bạn và các nhân viên khác vẫn là người lao động. Bạn chỉ khác về cấp bậc, về tính chất và khối lượng công việc bạn phải làm mà thôi.

Bởi vì bạn là lãnh đạo, là “người đầu đàn” nên ý thức, kỷ luật của bạn còn phải đặc biệt nghiêm chỉnh hơn nhân viên của mình. Có như vậy, khi bạn trách phạt nhân viên về tính kỷ luật của họ, nhân viên mới có thái độ tâm phục và sửa đổi khuyết điểm. Hơn nữa, điều này cũng khiến nhân viên tôn trọng cũng như noi gương bạn rèn luyện ý thức, tác phong làm việc của bản thân.

Nghệ thuật “thấu hiểu và cảm thông”

Đây là một nghệ thuật rất tốt giúp bạn phá đi rào cản giữa nhân viên và lãnh đạo. Mặc dù để có thể thấu hiểu được tâm tư của người khác không phải là điều dễ dàng, nhưng bạn vẫn nên tỏ thái độ quan tâm và luôn sẵn sàng lắng nghe mọi người.

Việc này sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về tính cách, thái độ nhân viên của mình, và xây dựng được mối quan hệ tốt với mọi người. Một người lãnh đạo luôn động viên, khích lệ nhân viên vốn vẫn được yêu thích hơn là một người luôn khó khăn, xa cách với cấp dưới.

Một người lãnh đạo giỏi là người biết hòa đồng với nhân viên
Một người lãnh đạo giỏi là người biết hòa đồng với nhân viên

Xem thêm:  Máy chiếu – thiết bị máy chiếu giá rẻ

Nghệ thuật “đúng người đúng việc”

Không phải người nào cũng có thế mạnh điểm yếu như nhau. Việc của một nhà lãnh đạo giỏi cần có là khả năng là phân tích được năng lực của nhân viên mình, từ đó giao đúng việc cho mỗi nhân sự. Để làm được điều này, bạn cần phải biết giám sát, theo dõi thường xuyên khả năng làm việc của nhân viên cũng như tiến độ của họ.

Ngoài ra, bạn có thể tổ chức đánh giá năng lực nhân viên theo kỳ. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và rõ ràng nhất về các thành viên của mình. Những con số và số liệu minh bạch luôn là công cụ hữu ích để có thể đánh giá đúng người nào phù hợp với vị trí nào, người nào còn yếu về mảng nào,…

Nghệ thuật “công bằng, công tâm”

Đây là một nghệ thuật quan trọng để có thể có được sự tin tưởng, tôn trọng tuyệt đối của nhân viên. Còn điều gì tuyệt vời hơn một nhà lãnh đạo luôn công bằng và rõ ràng minh bạch? Bạn nên ưu tiên đức tính này trong quá trình làm việc hằng ngày, luôn tôn trọng nhân viên và luôn công tư phân minh.

Ví dụ, trong chế độ khen thưởng, bạn cần luôn lý trí và công tâm đánh giá nhân viên, đối xử với mỗi người bình đẳng và đãi ngộ xứng đáng với thành quả mà họ bỏ ra. Trong các sai phạm hằng ngày, bạn cần nhìn nhận đánh giá lỗi sai và khuyết điểm của nhân viên rõ ràng, thậm chí là thừa nhận lỗi lầm của bản thân mình. Có như vậy, nhân viên mới hoàn toàn tin tưởng vào người sếp, tức là cấp trên của mình.

Người lãnh đạo cần công bằng, công tâm
Người lãnh đạo cần công bằng, công tâm

Tìm hiểu ngay các mẫu máy chấm công mới nhất được phân phối bởi CÔNG TY TFT để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất: Máy chấm công khuôn mặt

Trên đây là một số nghệ thuật mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trong công việc của mình. Nếu như đây là vấn đề lớn bạn đang phải gặp phải, thì mong rằng bạn có thể giải quyết khúc mắc của mình nhờ những nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới đã được giới thiệu phía trên nhé!

Kinh doanh 1

Kinh doanh 2

Gọi lại cho tôi

Nhận báo giá