Sửa bộ lưu điện và thay ắc quy bộ lưu điện tại Công ty TFT
Bộ lưu điện là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết cách sửa bộ lưu điện santak khi thiết bị gặp sự cố. Bên cạnh những lỗi kĩ thuật chuyên sâu cần đến sự tác động của người thợ chuyên nghiệp. Thì cũng có những lỗi đơn giản thường gặp mà người dùng có thể tự mình xử lý được.
Cấu tạo bộ lưu điện Santak
Bộ lưu điện Santak được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là bo mạch UPS và Ắc quy.
- Bo mạch UPS: bao gồm các linh kiện điện tử. Bo mạch UPS gồm 3 khối chính: khối nguồn, khối Inverter và khối Converter. Bộ phận này có nhiệm vụ đo, kiểm tra sự biến đổi của điện năng. Điều khiển việc nạp điện cho ắc quy.
- Ắc quy: ắc quy hay ắc quy UPS hay còn được gọi là battery UPS. Ắc quy đảm nhận nhiệm vụ chính là lưu trữ điện năng. Đồng thời cung cấp nguồn điện cho tải khi điện không có ở ngõ vào. Việc sử dụng cũng như lưu trữ điện của UPS nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc và dung lượng và số lượng ắc quy. Dung lượng càng lớn thì điện càng được lưu giữ lâu hơn trong thiết bị
Xem thêm: Máy chiếu – Thiết bị máy chiếu chính hãng giá tốt
Hướng dẫn sửa bộ lưu điện santak
Hiện tượng bộ lưu điện không thể lưu điện hoặc thời gian lưu điện ngắn, UPS kêu tít tít hay khởi động không lên… Là những lỗi thường gặp của thiết bị này. Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn biết cách sua bo luu dien santak khi gặp phải những lỗi cơ bản.
UPS không lưu điện
Những hiện tượng hỏng hóc liên quan đến việc lưu điện của thiết bị. Ví dụ như UPS không lưu điện được nữa, thời gian lưu điện bị rút ngắn đi nhiều. Hoặc năng lượng điện yếu, không đủ cung cấp để hoạt động… Đều chứng tỏ ắc quy bị chai hoặc đã bị hỏng. Trường hợp này bạn nên thay ắc quy để UPS có thể lưu điện lại như bình thường.
Thay ắc quy bộ lưu điện
Nếu ắc quy đã được thay thế nhưng UPS vẫn không hoạt động thì có thể là do main board của UPS gặp lỗi. Bạn tắt UPS, tháo dây UPS ra khỏi nguồn điện. Chờ khoảng 5 phút để điện trong UPS xả hết ra ngoài. Sau đó bạn tháo ắc quy ra. Chú ý đừng chạm vào 2 cực của UPS.
Bộ lưu điện bật không lên
Biểu hiện của tình trạng này là việc khởi động nhưng thiết bị không lên, UPS không hoạt động. Quạt không quay được, đèn cũng không sáng. Nguyên nhân có thể là do ắc quy hoặc bộ bo nguồn bị hư hỏng.
Để sửa chữa bộ lưu điện santak gặp lỗi không khởi động được. Trước tiên, hãy kiểm tra bộ phận ắc quy của thiết bị. Nếu ắc quy hỏng thì bạn nên lập tức thay thế. Còn nếu lỗi không xuất phát từ ắc quy thì bạn kiểm tra các linh kiện khác như IC3843, Transistor khối nguồn hay các mạch điều khiển. Đừng quên lưu ý đến công tắc bật xem đã về đúng chế độ hay chưa.
Lỗi UPS santak không nhận điện,
Hiện tượng này xảy ra khi thiết bị chạy ở chế độ back up hay chế độ ắc quy. Tuy nhiên, khi thiết bị kết nối với nguồn điện lưới thì máy không nhận. Không chuyển sang chế độ online như bình thường. Thậm chí lỗi này xảy ra có thể do đầu vào bị chập. Dẫn đến việc không nhận điện.
Với các dòng UPS Offline thì khắc phục bằng cách thay cầu đầu chì hoặc thay tụ chống sét. Do nguyên nhân gây ra đa phần là do cầu chì bị đứt. Hoặc tụ chống sét bị nổ.Với các dòng UPS Online thì bạn kiểm tra lại bộ lọc đầu vào, dây nguồn vào, các khối PFC của thiết bị…
Bộ lưu điện phát ra tiếng kêu lạ
Khi thấy bộ lưu điện phát ra tiếng kêu lạ như tiếng tít tít liên tục, đèn báo đỏ. Đó là biểu hiện khi các khối Converter hoặc Inverter bị lỗi. Hoặc có thể do các đường mạch sử dụng lâu nên bị han gỉ, đứt gãy. Lỗi này phát sinh chủ yếu thường do main chính hoặc main điều khiển gặp vấn đề.
Bạn hãy quan sát kĩ xem liệu có linh kiện, tụ điện trở hay bất cứ bộ phận nào bị cháy không. Nếu có, hãy lập tức thay thế để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Những lưu ý về cách sử dụng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bộ lưu điện gặp lỗi. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì không thể không kể đến những nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng sai cách. Một số lưu ý về cách sử dụng bộ lưu điện santak dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào hỏng hóc. Thiết bị hoạt động tốt hơn, bền bỉ hơn.
- Bộ lưu điện phải được đặt ở những nơi thoáng mát, khô ráo. Đặt thiết bị cách xa các chướng ngại vật với khoảng cách ít nhất là 40cm.
- Không đặt ở những nơi có nguồn nhiệt cao hay vị trí mà ánh sáng mặt trời chiếu vào.
- Không để lỗ thoát nhiệt bộ lưu điện bị che lấp.
- Với lần sử dụng đầu tiên, trước khi cắm điện thì nên sạc thiết bị khoảng 16h.
- Tắt nguồn thiết bị khi không dùng đến
- Bảo dưỡng thường xuyên, ít nhất là 6 tháng 1 lần
- Tránh việc để thiết bị hoạt động liên tục khiến nguồn năng lượng cạn kiệt
- Trường hợp thiết bị xả cạn hết điện thì phải sạc điện lại cho UPS, sau đó mới tiếp tục sử dụng.
Tại CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TFT có rất nhiều sản phẩm máy chấm công để bạn lựa chọn. Các bạn hãy nhanh tay chọn cho mình sản phẩm ưng ý nhất: Máy chấm công
Không cần quá nhiều kiến thức về kĩ thuật, bạn vẫn có thể tự mình sửa chữa bộ lưu điện santak. Với những lỗi cơ bản thường gặp, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý qua hướng dẫn ở bài viết. Sớm phát hiện ra lỗi và sửa chữa, thay thế kịp thời giúp thiết bị hoạt động trơn tru, tuổi thọ sử dụng kéo dài hơn.
Xem thêm các bài viết sửa bộ lưu điện khác tại đây
Xem thêm các dịch vụ sửa sửa khác tại TFT
>>> Sửa máy chiếu
CEO & Founder tại Công ty TFT, là người tham vấn chuyên môn và kiểm duyệt nội dung tại website: https://tft.vn/, nơi cung cấp thông tin giúp khách hàng nắm dõ hơn về sản phẩm dịch vụ tại TFT, hướng dẫn khách hàng cách sử dụng vận hành hiệu quả các giải pháp TFT cung cấp.