Chi tiết mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 mới nhất

Bảng chấm công là tài liệu đắc lực hỗ trợ cho việc quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Mẫu bảng chấm công này giúp người quản lý theo dõi được ngày công thực tế, số ngày nghỉ. Hiện nay, mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 là mẫu bảng chấm công mới nhất. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về mục đích cũng như cách ghi bảng chấm công theo thông tư 200.

Chi tiết về mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 mới nhất hiện nay
Chi tiết về mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 mới nhất hiện nay

Xem thêm;  Máy chấm công Vân tay chính hãng giá rẻ

Mục đích của bảng chấm công đối với doanh nghiệp

Như đã nói ở phần mở bài, bảng chấm công giúp việc quản lý nhân sự trở nên dễ dàng. Ngoài ra, bảng chấm công còn có ý nghĩa và mục đích phải kể đến như:

  • Bảng chấm công có tác dụng theo dõi chi tiết về ngày công đi làm hay nghỉ.
  • Quản lý và phân chia ra ngày nghỉ thường hay nghỉ theo chế độ bảo hiểm.
  • Dựa vào bảng chấm công người quản lý sẽ căn cứ để tính lương cho công nhân viên.
  • Dựa vào bảng chấm công người quản lý sẽ đánh giá được năng lực công nhân viên.

Như vậy, đây là mẫu tài liệu không thể thiếu được trong khâu hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp sẽ sử dụng một mẫu bảng chấm công khác nhau. Nhưng hiện nay, mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất.

Mẫu bảng chấm công theo quyết định 48

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200

Mẫu và ý nghĩa của bảng chấm công theo thông tư 200

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200

Đây chính là mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 mới nhất của TT-BTC. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng bảng này để theo dõi và tính công cho công nhân viên.

Mỗi cột trong bảng chấm công dùng để ghi lại các thông tin sau:

  • Các cột A và B là dùng để ghi số thứ tự và họ tên của công nhân viên.
  • Cột C: Cột này dùng để ghi cấp bậc, chức vụ hoặc bậc lương mà công nhân viên đang hưởng.
  • Các cột từ 1 đến 31 tức là các số đại diện cho những ngày trong tháng. Cột này dùng để tích vào ngày nghỉ hay ngày đi làm của công nhân viên.
  • Cột 32: Cột này dùng để ghi tổng số công thực tế đi làm của từng người trong tháng. Số công được quy ra mức lương được tính theo số lượng của sản phẩm.
  • Cột 33: Cột này dùng để ghi tổng số công thực tế đi làm của từng người trong tháng. Số công được quy ra mức lương được tính theo số thời gian làm việc của người đó.
  • Cột 34: Ghi số công nghỉ việc và ngừng nghỉ việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
  • Cột 35: Ghi số công nghỉ việc và ngừng nghỉ việc hưởng bao nhiêu % lương của từng người trong tháng.
  • Cột 36: Số công hưởng BHXH của từng người.

Một số ký hiệu dùng trong chấm công

Nếu bạn là người quản lý và thực hiện việc ghi chép chấm công. Bạn cần phải biết đến những ký hiệu dùng trong chấm công cơ bản hiện nay:

Một số ký hiệu dùng trong chấm công
Một số ký hiệu dùng trong chấm công
  • Lương sản phẩm: SP
  • Lương thời gian: +.
  • Nghỉ phép: P.
  • Hội nghị hay học tập: H.
  • Ốm, điều dưỡng: Ô.
  • Nghỉ bù: NB.
  • Con ốm: Cô.
  • Nghỉ không lương: KL.
  • Thai Sản: TS.
  • Ngừng việc hay nghỉ hẳn việc: N.
  • Tai nạn: T.
  • Lao động nghĩa vụ: LĐ.

Trách nhiệm của người chấm công

Người được ủy quyền nhận nhiệm vụ chấm công sẽ phải làm việc với mẫu bảng chấm công. Họ phải có trách nhiệm:

  • Chấm công hàng ngày cho từng người trong doanh nghiệp.
  • Hoàn thành đầy đủ các hạng mục ứng với từng cột trong mẫu bảng chấm công theo thông tư 200.
  • Cuối tháng, người chấm công phải chốt đầy đủ tổng số ngày công cho nhân viên. Công nhân nào có phát sinh ngày nghỉ cần phải có giấy tờ nộp cho người quản lý chấm công. Sau đó, bạn phải thu thập các giấy tờ này để ghi nhận việc có được hưởng BHXH hay không? Cuối cùng, bạn sẽ phải ký tên và nộp toàn bộ giấy tờ, bảng chấm công cho bên kế toán.
  • Ngày công làm thực tế được quy định là 8 tiếng. Nếu phát sinh giờ làm thêm thì ghi số lẻ cạnh công thực tế và đánh dấu phẩy ở giữa. Chẳng hạn như: Người này làm được 26 công 4 giờ thì ghi tổng số công là 26,4.

Xem thêm: Máy chiếu – Thiết bị máy chiếu chính hãng giá rẻ

Một số phương pháp chấm công theo mẫu bảng chấm công theo thông tư 200

Có nhiều phương pháp chấm công tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ của người quản lý. Bởi vậy, bạn có thể lựa chọn 1 trong số các cách chấm công sau đây:

Một số phương pháp chấm công hiện nay
Một số phương pháp chấm công hiện nay

Chấm công theo ngày

Bạn chỉ cần dùng ký hiệu chấm công điền vào mỗi ngày đi làm của từng nhân viên. Đây là phương pháp chấm công phổ biến đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay.

Chấm công theo giờ

Trong một ngày làm việc, người công nhân làm được số lượng công việc là bao nhiêu? Bạn sẽ chấm theo ký hiệu quy định và ghi bên cạnh thời gian thực hiện công việc đó.

Chấm công nghỉ bù

Trong trường hợp người lao động nghỉ bù thì chấm “NB”. Thời gian nghỉ bù của người lao động vẫn sẽ được trả lương theo thời gian nghỉ.

Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 chưa? Mẫu chấm công theo thông tư 200 được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn kế toán. Để có được mẫu chấm công theo thông tư 200 bạn có thể download trên mạng về sử dụng.

Kinh doanh 1

Kinh doanh 2

Gọi lại cho tôi

Nhận báo giá